Bé gái 7 tuổi nhiễm cúm A sau biểu hiện sốt nhẹ, một hành động của bác sĩ khiến đứa trẻ r:a đ:i mãi mãi

Bác sĩ lắc đầu, nói đã quá muộn khiến cả gia đình bé gái suy sụp.

 

Ngày 04/02/2025 Người đưa tin có bài đăng “Bé gái 7 tuổi nhiễm cúm A sau biểu hiện sốt nhẹ, một hành động của bác sĩ khiến đứa trẻ ra đi mãi mãi”. Nội dung chính như sau: 

Không giống như người lớn, sức đề kháng của trẻ sẽ yếu hơn rất nhiều nên chỉ cần một chút tác động xấu lên người, bé có thể bị bệnh, gặp bất ổn về sức khoẻ ngay lập tức, đó là lý do mà bình thường tỷ lệ mắc bệnh vặt ở trẻ thường rất cao. Nhưng nếu bố mẹ lơ là hoặc chủ quan, con rất dễ rơi vào tình huống nguy hiểm, thậm chí là đe doạ đến tính mạng bất cứ lúc nào.

Điển hình như trường hợp đau lòng xảy ra vào ngày 14 tháng 12 năm 2024 vừa qua, một cơn sốt nhẹ tưởng chừng như bình thường nhưng cuối cùng đã cướp đi mạng sống của cô bé 7 tuổi Tiểu Vũ (Trung Quốc), khiến nhiều người vừa xót xa vừa hoang mang.

Theo đó, Tiểu Vũ đột nhiên sốt nhẹ mà không có triệu chứng cảm lạnh rõ ràng. Ban đầu, bà và mẹ của cô bé nghĩ con bị cảm lạnh và bà ngoại đã cho cháu gái uống thuốc ibuprofen.

Đến 5 giờ sáng, nhiệt độ cơ thể bé gái lại tăng cao, bà ngoại vội vã đưa cháu đến bệnh viện gần nhà. Ban đầu, bác sĩ chẩn đoán bé bị nhiễm virus nhưng không tiến hành kiểm tra thêm và cho đứa trẻ về nhà theo dõi. Đến chiều, bé gái lại bị sốt cao hơn và gia đình lại lần nữa gấp rút đưa con nhập viện. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, bác sĩ vẫn không thể xác định được loại virus và đề nghị điều trị bằng đường tĩnh mạch.

Truyền dịch xong, nhiệt độ của Tiểu Vũ tạm thời giảm xuống, nhưng cô bé bắt đầu co giật vào khoảng 7 giờ tối và sốt lên tới 41 độ. Ngay sau đó, Tiểu Vũ đã nhanh chóng được chuyển đến bệnh viện thành phố, và cuối cùng được chẩn đoán mắc bệnh não hoại tử cấp tính tại Bệnh viện Nhi trực thuộc Đại học Y Trùng Khánh, nguyên nhân là do nhiễm trùng cúm A.

Các bác sĩ đã cố gắng hết sức để cứu mạng cô bé nhưng không thành công. Vào ngày 17 tháng 12, Tiểu Vũ được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt trong ba ngày nhưng cuối cùng đã ra đi mãi mãi. Trước cái chết đột ngột của con gái, gia đình Tiểu Vũ đã hoàn toàn suy sụp, không ai có thể chấp nhận được sự thật quá đau đớn này.

Sự ra đi của Tiểu Vũ đã gây nên làn sóng tranh luận sôi nổi. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân định trách nhiệm. Một số người cho rằng, thảm kịch này xảy ra do sự tắc trách của gia đình vì đã lơ là và chủ quan, không điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu phát hiện bệnh của đứa trẻ.

Nhóm phụ huynh khác lại cho rằng nguyên nhân là do những khiếm khuyết trong hệ thống y tế, vì các bác sĩ đã không xác định chính xác tình trạng Tiểu Vũ nhiễm virus cúm A trong quá trình chẩn đoán ban đầu, để rồi mọi chuyện dẫn đến kết cục xấu nhất, và không thể cứu chữa được nữa.

Câu chuyện này là hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc bố mẹ, tuyệt đối đừng bao giờ xem nhẹ mọi dấu hiệu liên quan đến tình trạng sức khoẻ không ổn của con. Dù nặng, dù nhẹ, diễn biến của nó cũng vô cùng khó lường và phụ huynh không thể lường trước được chuyện gì sẽ xảy đến với đứa trẻ của mình, thế nên tốt nhất hãy đưa con đến bệnh viện, phòng khám gần nhất để chữa trị kịp thời.

Bệnh cúm là gì?

Cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm gây ra. Virus cúm được chia thành bốn loại: A, B, C và D. Virus cúm A và B có thể lây lan và gây ra các bệnh dịch theo mùa.

Cúm không phải là cảm lạnh thông thường. Xét về mức độ gây tử vong ở người, cảm lạnh và cúm không cùng cấp độ. Mỗi năm, trên toàn thế giới có khoảng 3 đến 5 triệu ca mắc cúm nặng và tỷ lệ tử vong do cúm nặng là khoảng 10%.

Có khoảng 20% ​​đến 30% trẻ em bị nhiễm cúm theo mùa. Điều đó có nghĩa là cứ 4 trẻ em thì có gần 1 trẻ bị cúm. Trong đó, tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất ở trẻ em từ 5 đến 9 tuổi. Khoảng 30% trẻ em bị cúm sẽ gặp biến chứng.

Điều đáng sợ nhất là nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp, đông máu rải rác nội mạch cấp tính, viêm cơ tim, suy tim, viêm não,…

Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây ra tình trạng tàn tật hoặc thậm chí tử vong. Vì vậy, cha mẹ phải chú ý đến bệnh cúm, vì các triệu chứng của bệnh cúm rất giống với bệnh cảm lạnh, nên nếu không chẩn đoán đúng, việc điều trị có thể dễ bị trì hoãn.

Cha mẹ nên phân biệt giữa cúm và cảm lạnh như thế nào?

 

Ba cách trực tiếp nhất để đánh giá bệnh cúm là:

– Sốt cao đột ngột: Không giống như cảm lạnh thông thường, cúm gây sốt nhanh mà hầu như không có dấu hiệu cảnh báo. Sốt có thể tăng vọt lên đến 39°C hoặc thậm chí cao hơn, và em bé sẽ cảm thấy ớn lạnh và run rẩy.

– Triệu chứng toàn thân rõ ràng: Bệnh cúm sẽ có triệu chứng toàn thân rõ ràng hơn, biểu hiện chính là “đau”.

– Nếu trẻ không sốt 39°C nhưng có các triệu chứng như đau nhức cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, mặt đỏ và xung huyết kết mạc thì đó cũng có thể là bệnh cúm.

– Trẻ sơ sinh không thể thể hiện bản thân sẽ khóc, trở nên bám người và không muốn di chuyển vì những cảm giác khó chịu này.

– Trạng thái tinh thần kém. Nếu trẻ bị cảm lạnh nhẹ, trạng thái tinh thần của trẻ thường sẽ tốt hơn, nhưng nếu trẻ bị cúm, trạng thái tinh thần của trẻ rõ ràng sẽ xấu đi.

Đặc biệt khi trẻ có 8 triệu chứng sau đây thì có thể là dấu hiệu báo trước của biến chứng và rất nguy hiểm, cần đưa trẻ đi khám ngay:

1. Nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng, có dấu hiệu mất nước

2. Đau tai dai dẳng

3. Khó thở

4. Sốt cao kèm theo phát ban trên da

5. Ho không dừng lại

6. Lượng đờm nhiều và có màu xanh

7. Lờ đờ hoặc không muốn giao tiếp, buồn ngủ, hay khóc, bồn chồn hoặc lên cơn co giật

8. Sốt cao liên tục trong 3 ngày hoặc thậm chí lâu hơn, đau đầu, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, trạng thái tinh thần kém và chán ăn

Sau đó ngày 05/02/2025 báo Vietnamnet đưa tin “Cảnh báo về dịch cúm, nhiều bệnh nhân mất chức năng phổi, trở nặng nhanh”. Nội dung chính như sau: 

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm nặng, có trường hợp đang phải đặt ECMO.

Bệnh nhân L.V.T (58 tuổi, trú Sơn Dương, Tuyên Quang) có tiền sử tăng huyết áp nhẹ nhưng không duy trì việc dùng thuốc đều đặn, tiền sử hút thuốc lá và thuốc lào 30 năm, đã bỏ thuốc cách đây 10 năm.

Khoảng 3 tuần trước khi nhập viện, ông T. bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ho, sốt và khó thở nhưng tự điều trị tại nhà trong suốt một tuần tình trạng không cải thiện. Khi vào viện, kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A.

Bệnh nhân được điều trị tích cực nhưng tình trạng khó thở ngày càng trầm trọng, dẫn đến suy hô hấp nặng và phải tiến hành đặt ống nội khí quản.

Bệnh nhân cấp cứu vì cúm. Ảnh: BVCC.

Ông T. được chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương với tình trạng sốc nhiễm khuẩn, phải thở máy. Phổi bệnh nhân tổn thương gần như toàn bộ hai bên, suy hô hấp nặng và ứ đọng CO2 nghiêm trọng, mất hoàn toàn chức năng thông khí, các bác sĩ phải đặt ECMO (hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể).

Sau khi đặt ECMO, các chỉ số sinh tồn của ông T. tạm thời ổn định nhưng tình trạng sốc và nhiễm trùng nặng vẫn cần theo dõi chặt chẽ.

Bệnh nhân thứ 2 là ông V.V.U (62 tuổi ở Đông Triều, Quảng Ninh) có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nhưng không theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên.

Trước khi nhập viện khoảng 3 ngày, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở tăng dần nên người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu. Hai ngày sau, bệnh nhân suy hô hấp tiến triển nặng hơn, buộc phải đặt ống nội khí quản. Kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A nên được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Sau 2 tuần điều trị tại đây, tiên lượng của bệnh nhân vẫn rất nặng. Hiện tại, bệnh nhân phải duy trì đặt ống nội khí quản và ăn qua sonde dạ dày do không thể tự ăn.

Thạc sĩ, bác sĩ Võ Đức Linh, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cúm A nói riêng và bệnh cúm nói chung ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến những người có bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính. Do virus cúm tác động trực tiếp lên phổi, các trường hợp đã có tổn thương phổi từ trước sẽ dễ tiến triển nặng hơn so với người khỏe mạnh.

Theo bác sĩ Linh, ông U. suy hô hấp tăng rất nhanh chỉ trong 2-3 ngày, khiến bệnh nhân phải đặt ống nội khí quản trong thời gian ngắn.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ  Phạm Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Bệnh cúm có thể trở nên nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đang tạng và thậm chí tử vong.

Ngoài ra, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm. Người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng việc cấp cứu tiên lượng rất khó khăn. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị cúm sớm là vô cùng quan trọng.

Hằng năm, người mắc các bệnh lý nền cần tiêm vắc xin phòng cúm. Cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ cá nhân, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

Bác sĩ Phúc cho biết, trong thời gian gần đây ghi nhận số ca cúm mùa tăng cao do thời tiết lạnh ở miền Bắc. Ngoài ra, Tết Nguyên đán cũng là thời điểm các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là cúm, có nguy cơ bùng phát do việc đi lại, giao tiếp, nhiều lễ hội. Trong đó, cúm A và cúm B là 2 loại cúm phổ biến nhất. Tại Việt Nam, ghi nhận sự lưu hành của cúm quanh năm, với các đỉnh dịch xen kẽ giữa các chủng và chủng phụ khác nhau.

Chiều 5/2, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về dịch cúm đang xảy ra tại Nhật Bản sau cái chết của diễn viên Từ Hy Viên khi cô đi du lịch tại quốc gia này.

Theo Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2/9/2024 – ngày 26/1/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa; trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp.

Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục bám sát diễn biến dịch bệnh trong nước và trên thế giới để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng, nhưng không chủ quan, lơ là, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.

Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

2. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

3. Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

5. Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Cúm Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh – mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi Người lớn trên 65 tuổi Người bệnh ở viện dưỡng lão Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh Những người có hệ miễn dịch yếu Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên Mặc dù vắc-xin cúm không hiệu quả 100%, tuy nhiên đây vẫn là cách phòng chống cúm tốt nhất nếu được tiêm hằng năm.

Nguồn: https://blogtamsu.vn/be-gai-7-tuoi-nhiem-cum-a-sau-bieu-hien-sot-nhe-mot-hanh-dong-cua-bac-si-khien-dua-tre-ra-di-109963.html