Dỗ ᴄᴏп Пɡủ, ᴄһồпɡ ᴠộɪ ᴠàпɡ ᴋéᴏ ᴠợ Гɑ Ρһòпɡ ᴋһáᴄһ ᴆể Тһᴏảɪ ᴍáɪ Тһủ Тһɪ̉, ʟáт Ѕɑᴜ Ɑпһ Ɡһé ᴍộт ᴄâᴜ ᴠàᴏ Тɑɪ ᴋһɪếп Тôɪ ᴍᴜốп ᴆộт Զᴜỵ…

Dỗ ᴄᴏп Пɡủ, ᴄһồпɡ ᴠộɪ ᴠàпɡ ᴋéᴏ ᴠợ Гɑ Ρһòпɡ ᴋһáᴄһ ᴆể Тһᴏảɪ ᴍáɪ Тһủ Тһɪ̉, ʟáт Ѕɑᴜ Ɑпһ Ɡһé ᴍộт ᴄâᴜ ᴠàᴏ Тɑɪ ᴋһɪếп Тôɪ ᴍᴜốп ᴆộт Զᴜỵ…
Dỗ ᴄᴏп Пɡủ, ᴄһồпɡ ᴠộɪ ᴠàпɡ ᴋéᴏ ᴠợ Гɑ Ρһòпɡ ᴋһáᴄһ ᴆể Тһᴏảɪ ᴍáɪ Тһủ Тһɪ̉, ʟáт Ѕɑᴜ Ɑпһ Ɡһé ᴍộт ᴄâᴜ ᴠàᴏ Тɑɪ ᴋһɪếп Тôɪ ᴍᴜốп ᴆộт Զᴜỵ…

Công việc của tôi lương chỉ được 10 triệu đồng, còn anh ấy thì được 20 triệu. Sau khi cưới nhau, mỗi tháng anh đưa tôi 5 triệu đồng để chi tiêu sinh hoạt cho 4 miệng ăn, số còn lại tôi phải bù vào cho đủ. Hàng ngày đi làm về, tôi phải tất bật với chuyện cơm nước nhà cửa và chăm hai đứa con.

Còn anh ấy chẳng bao giờ phụ vợ việc gì, cứ làm về là sang đánh cờ với ông hàng xóm nhiều giờ liền. Nhiều khi tôi mệt mỏi vô cùng, cảm giác như mình là người giúp việc không công vậy. Từ ngày lấy chồng, tôi bận suốt ngày, chẳng còn thời gian chăm sóc bản thân, nhiều lúc thấy nản vô cùng. Đã vậy, tôi còn phải chăm đứa con riêng 5 tuổi của chồng. Cháu nghịch ngợm vô cùng nên tôi mệt mỏi chán chường, chỉ cố yêu thương chăm chút cho đúng bổn phận làm mẹ.

 

  Ảnh minh họa: InternetĐêm hôm trước, các con đã ngủ hết, hai vợ chồng tôi rủ nhau ra phòng khách để thoải mái yêu đương. Đang lúc mặn nồng, ông xã nói là mấy hôm nữa sẽ đưa mẹ về sống cùng, do đó chúng tôi phải biết giữ ý tứ đừng để lộ liễu bà cười cho.

Lời chồng nói làm tôi muốn xỉu, lấy hết sức hất anh ấy ra rồi nói: “Tôi không phải là người giúp việc của gia đình anh, chăm sóc hai bố con anh tôi đã mệt nhoài, giờ còn phải chăm mẹ chồng bị liệt nữa chịu sao nổi”.

Chồng bảo: “Nhà có hai người con trai, vợ chồng chú út chăm suốt 4 năm nay rồi, anh là trai trưởng thì cũng phải có trách nhiệm chứ”. Tôi nói nếu đưa bà về, tôi sẽ chăm sóc nhưng chồng phải đưa hết lương mỗi tháng cho vợ giữ.

Chồng cười khẩy, bảo đưa hết để rồi có ngày trắng tay à? Sau đó anh ấy nói cho dù tôi phản đối thì anh vẫn đưa mẹ về nhà và tôi có nghĩa vụ chăm sóc; nếu không làm được thì cuốn gói khỏi nhà, anh ấy sẽ tìm người đàn bà khác.

Cứ nghĩ đi bước nữa sẽ có chỗ nương tựa về già, nào ngờ lại biến mình thành ô sin cho nhà người ta. Thật sự tôi muốn trốn chạy khỏi cuộc hôn nhân này, vì sợ rằng mình không đủ sức cáng đáng khi bản thân cũng chẳng được coi trọng.

Nhưng đã lỡ một lần đò rồi, giờ nếu tan vỡ lần nữa thì tôi cũng chẳng mặt mũi nào nhìn ai. Mọi người bảo tôi nên làm sao đây?