Người đàn ông т:ᴜ̛̉ ᴠ:ᴏпɡ sau bữa ăn tối ở nhà hàng xóm với món tiết canh dù đã hấp chín

Sau bữa ăn tối ở nhà hàng xóm, ông H. có biểu hiện sốt, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt buồn nôn và phải đi cấp cứu ngay trong đêm.    

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Nguyên, địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu lợn.

Bệnh nhân là ông N.V.H. (50 tuổi, trú tại huyện Định Hóa, Thái Nguyên) tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Trước đó, tối 6/8, ông H. sang nhà sàng xóm ăn cơm. Bữa ăn có món tiết canh đã hấp chín. Đến 21h cùng ngày, người đàn ông này có biểu hiện sốt, rối loạn tiêu hóa.

Khoảng 2h sáng 7/8, bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa Định Hóa (Thái Nguyên) và được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng liên cầu không xác định được vị trí kèm theo đột quỵ, không xác định do xuất huyết hay nhồi máu, tăng huyết áp và suy thận mạn tính.

Nam bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dương tính với liên cầu lợn. Đến chiều 9/8, bệnh nhân tử vong.

Liên cầu khuẩn lợn có thể lây nhiễm sang người khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh và lợn lành nhưng mang nguồn bệnh qua hoạt động giết mổ, chế biến và sử dụng thịt lợn bệnh không chế biến kỹ. Vi khuẩn này còn lây sang người qua những vết thương hở trên da.

Bệnh thường có một số triệu chứng như sốt, đau đầu, điếc tai, nôn ói, rối loạn tri giác, cứng gáy, xuất huyết dưới da và tiêu hóa.

Vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn xâm nhập vào máu sẽ sinh sản nhanh chóng và tiết ra nhiều độc tố. Lúc này, ngoài các triệu chứng nêu trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố nặng với các biểu hiện: tụt huyết áp, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng, trụy tim mạch, suy hô hấp, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vì vậy, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Nguyên khuyến cáo người dân trên địa bàn không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa nấu chín.