Theo chia sẻ, bức tranh liên quan đến ông Minh Tuệ chỉ có duy nhất Đàm Vĩnh Hưng sở hữu. Nam ca sĩ được chính tác giả gửi tặng không lấy tiền.
Báo Thời báo Văn học Nghệ thuật ngày 13/6 đưa thông tin với tiêu đề: Đàm Vĩnh Hưng sở hữu độc quyền bức tranh liên quan đến ông Thích Minh Tuệ. Với nội dung như sau:
Thời gian qua, thông tin về ông Thích Minh Tuệ nhận được nhiều sự quan tâm từ công chúng. Ngay cả những nghệ sĩ cũng nhiều người lên tiếng bày tỏ sự thán phục bởi cách tu hành hiếm có của ông. Mới đây, nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng vừa hào hứng chia sẻ trên trang cá nhân bức tranh đặc biệt liên quan đến ông Thích Minh Tuệ.
Ông Thích Minh Tuệ nhận được sự quan tâm của công chúng nhờ hành trình tu tập đáng ngưỡng mộ.
Theo đó, Đàm Vĩnh Hưng khi đi diễn ở Nha Trang đã có cơ hội gặp vị họa sĩ tạo ra bức tranh gây bão cõi mạng vừa qua. Được biết, vị họa sĩ tên Lê Sâm đã vẽ bức họa chỉ bằng 2 chữ “Minh Tuệ” theo kiểu thư pháp nhưng lại toát lên dáng vẻ bộ hành đầy uy nghiêm của ông Thích Minh Tuệ.
Bức tranh này những ngày qua được cư dân mạng truyền tay nhau rất nhiều. Mãi đến hôm nay, thông qua nhạc sĩ Huy Tuấn, Mr. Đàm nhanh chóng kết nối và có cơ hội gặp gỡ tác giả.
Đàm Vĩnh Hưng gặp gỡ họa sĩ vẽ nên bức tranh đặc biệt chỉ bằng 2 chữ “Minh Tuệ”.
Đàm Vĩnh Hưng cho hay tác giả Lê Sâm sau khi trao bức tranh đặc biệt cho nam ca sĩ, anh nhất quyết không nhận tiền vì từ đầu đã phát tâm không mua bán hình ảnh liên quan đến ông Minh Tuệ. Bên cạnh đó, họa sĩ Lê Sâm cho hay bức tranh gốc vốn được vẽ trên giấy A4 và anh muốn cất cho riêng mình.
Sau khi sở hữu bức họa “Minh Tuệ” hoàn toàn free, Đàm Vĩnh Hưng quyết định mua thêm tranh tại xưởng vẽ của họa sĩ Lê Sâm như một lời cảm ơn vì đã tặng nam ca sĩ tác phẩm mà mình tâm đắc.
Đàm Vĩnh Hưng sở hữu độc quyền bức tranh này và anh không cần trả tiền cho tác phẩm.
Bức chân dung gốc tạo cảm hứng cho họa sĩ vẽ nên bức tranh “Minh Tuệ”.
Trước đó, Mr. Đàm từng bày tỏ sự ngưỡng mộ người đã chắp bút vẽ nên bức tranh “Minh Tuệ”. Nam ca sĩ viết: “Bức tranh đơn giản nhất và đẹp nhất nhất nhất nhất nhất nhất mà mình được phước báu nhìn thấy. Chỉ dùng 2 chữ Minh Tuệ thôi tác giả đã khắc hoạ hình ảnh icon của năm, icon của thế giới. Người vẽ quá siêu, quá giỏi…”.
Được biết, thời gian này, ông Thích Minh Tuệ đã trở về quê hương Gia Lai tiếp tục bộ hành, khất thực. Tuy nhiên, vì sức ảnh hưởng quá lớn, hiện có khá nhiều người dân hiếu kì kéo theo Thích Minh Tuệ mỗi ngày, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tu tập của ông.
Tiếp dến, báo Tiền Phong cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Bé trai 10 tuổi vẽ tranh về sư Thích Minh Tuệ thu hút người xem
Nội dung được báo đưa như sau:
Thời gian qua, trên mạng xã hội xôn xao về những clip vẽ tranh đẹp như thật của bé trai Nguyễn Quang Nghĩa (10 tuổi, trú xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Đáng nói, Nghĩa chưa từng được đào tạo kỹ năng vẽ tranh. Tuy nhiên, cậu bé sớm bộc lộ năng khiếu hội họa và chinh phục cộng đồng mạng bằng những clip vẽ tranh triệu view.
Nghĩa lý giải vết sần dưới chân “Sư Thích Minh Tuệ”
Mới đây, Nghĩa thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với clip vẽ sư Thích Minh Tuệ. Không chỉ được nhận xét vẽ khá giống sư Minh Tuệ, bé Nghĩa còn khiến người xem xúc động khi lý giải về vết sần dưới chân của vị sư này.
Tác phẩm sư Thích Minh Tuệ do bé Nghĩa vẽ
Nghĩa bộc lộ năng khiếu vẽ từ khi lên 4 tuổi
Nghĩa cho hay, để vẽ chân dung sư Thích Minh Tuệ, bé đã xem khá nhiều video về ông. Em quan sát rất kỹ vóc dáng, trang phục của ông… Trong đó, Nghĩa chú ý đến đôi chân trần trong suốt hành trình khất thực. “Cháu xem rất nhiều clip về sư Thích Minh Tuệ và chú ý đến đôi chân của sư. Vì sư đi bộ nên bị chai sần, do đó khi vẽ, cháu rất chú ý chi tiết này để thể hiện được hành trình của nhà sư”, Nghĩa chia sẻ.
Nghĩa cho biết thêm, vẽ tranh giúp bản thân giải tỏa căng thẳng. Mỗi ngày, sau giờ học, Nghĩa giải trí bằng cách vẽ tranh. Mỗi bức tranh, bé thường mất từ 1-3,5 giờ đồng hồ để hoàn thành.
Chi tiết trong tranh Nghĩa khó vẽ nhất là đôi mắt. Với Nghĩa, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Do đó, em thường dành nhiều thời gian vẽ chi tiết này để toát lên được thần thái của nhân vật.
Chị Trần Thị Thanh, mẹ bé Nghĩa chia sẻ: “Lên 4 tuổi, con đã bộc lộ năng khiếu. Con thường xem hình ảnh trên điện thoại và nói mẹ mua bút chì để vẽ. Ban đầu, con vẽ lên tờ lịch, giấy nháp. Thấy con đam mê, vợ chồng tôi mua thêm sáp màu cho con. Nhìn những nét vẽ đầu tiên của con, vợ chồng tôi rất ngạc nhiên nên quay lại để lưu làm kỷ niệm. Đến năm lớp 3, chồng tôi bắt đầu đăng các clip con vẽ tranh lên mạng và rất vui khi nhận được nhiều ý kiến khen đẹp cũng như góp ý để con hoàn thiện hơn”.
Nguồn : https://blogtamsu.vn/dam-vinh-hung-so-huu-doc-quyen-buc-tranh-lien-quan-den-ong-thich-minh-tue-100342.html