Một lần về tảo mộ tổ tiên nhà chồng, con dâu nhìn thấy dòng chữ khắc trên bia mộ thì vội chụp lại làm bằng chứng rồi hốt hoảng báo cảnh sát.
Năm 2007, anh Trần kết hôn với chị Tăng, hai người chung sống 3 năm thì tình cảm rạn nứt. Đến 2010, cảm thấy không còn tiếp tục cuộc sống hôn nhân được nữa nên cả hai có ý định chấm dứt hôn nhân. Tuy nhiên, khi đệ đơn lên tòa, thủ tục và thời gian chờ đợi khá lâu nên tình trạng hôn nhân của họ vẫn bỏ ngỏ.
Tháng 8/2011, anh Trần gặp một người phụ nữ tên Chung, tình cảm nảy sinh nên tháng 11 năm đó, anh Trần và cô Chung đã sống cùng nhau trong một căn nhà thuê. Sau đó, họ sinh một cô con gái vào tháng 6/2012.
Đến tháng 3/2013, chị Tăng về quê ở Hồ Nam (Trung Quốc) để viếng mộ tổ tiên nhà anh Trần (hai người chưa ly hôn). Theo phong tục địa phương, tên của người thân trong gia đình kể cả con dâu, cháu dâu sẽ được viết bên cạnh bia mộ tổ tiên, ông bà, bố mẹ đã qua đời. Chị phát hiện tên người vợ của anh Trần được khắc trên đó lại là tên người phụ nữ khác (là tên cô Chung) không phải chị. Chị Tăng chụp ảnh, thu thập bằng chứng báo vụ việc lên cảnh sát.
Chị Tăng về thắp hương cho tổ tiên nhà chồng và phát hiện tên người cháu dâu (tức vợ anh Trần, lẽ ra phải là tên chị) là tên một người phụ nữ khác
Theo chị Tăng, vì hai vợ chồng không có con nên mối quan hệ của họ đã rạn nứt nhiều năm nay. Dù vậy chị và chồng chưa ly hôn thì tên người cháu dâu trên mộ tổ tiên của gia đình anh Trần phải là chị. Chị Tăng và chồng đăng ký kết hôn năm 2007. “Khoảng tháng 11/2011, tôi nghe đồng nghiệp của chồng nói rằng anh có một người phụ nữ khác bên ngoài và đang thuê nhà sống chung ở Bảo An, Thâm Quyến. Nhưng tôi vẫn chưa tin vì không có bằng chứng nào cả. Tháng 3/2012, chồng tôi có nộp đơn ly hôn lên tòa án quận Nam Sơn nhưng sự việc chưa được giải quyết.
Tháng 3/2013, qua đồng nghiệp của chồng, tôi biết được chồng đang chung sống với người phụ nữ tên Chung như vợ chồng, sinh một người con. Sau đó tôi đến bệnh viện tìm hiểu và chụp ảnh. Giấy chứng nhận ghi rõ tên mẹ là Chung, tên bố là Trần”, chị Tăng chia sẻ.
Sau đó khi về nhà chồng thắp hương mộ tổ tiên, chị Tăng thấy không có tên mình trên bia mộ nên đã chụp ảnh, thu thập bằng chứng tố cáo chồng.
Phía anh Trần lại cho rằng vợ cả từng che giấu tuổi thật và không thể sinh con. Vì vậy anh đã tìm một người phụ nữ có thể sinh con cho mình.
Anh Trần đã sống chung với một người phụ nữ, cả 2 sinh con trong khi vẫn chưa ly hôn với chị Tăng
“Sau 4 tháng kết hôn, tôi phát hiện vợ che giấu tuổi thật của mình (cô ấy hơn tôi 3 tuổi). Mối quan hệ của chúng tôi bắt đầu rạn nứt và tôi quyết định ly hôn. Chúng tôi ly thân vào tháng 10/2010. Tôi gặp Chung vào tháng 11/2011 và có cuộc tình một đêm. Sau đó, Chung có thai và cô ấy kiên quyết muốn sinh con. Tôi vì thương cô ấy nên chấp nhận mọi việc. Chung không biết tôi đã kết hôn”, anh Trần giải thích.
Ngoài ra, anh Trần cho biết thêm, khi anh yêu cầu ly hôn với vợ cả, chị Tăng đã đòi 500.000 tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng) nhưng anh không trả được và việc ly hôn bị trì hoãn. Tháng 3/2012, anh Trần ủy thác cho luật sư ở Nam Sơn, Thâm Quyến nộp đơn ly hôn lên tòa án nhân dân quận Nam Sơn. Nhưng đến tháng 6/2012, tòa vẫn yêu cầu đôi bên hòa giải và việc ly hôn cứ liên tục bị trì hoãn. Trong thời gian đó thực chất anh và vợ cả đã ly thân.
Cuối cùng, tòa án Thâm Quyên ra phán quyết có tội với anh Trần, khởi tố theo quy định của pháp luật. Anh Trần phạm tội 2 vợ và bị kết án 5 tháng giam giữ hình sự.