Nhiều người cho rằng chỉ cần một đứa trẻ thông minh là đủ xuất sắc. Nhưng họ không biết rằng sự xuất sắc đích thực là sự trưởng thành về tinh thần. Những đứa trẻ chưa trưởng thành về tinh thần sẽ bỏ cuộc ngay khi gặp khó khăn, thử thách.
Theo Phật giáo.org, trong gia đình, những đứa con sinh ra đều do luật nhân quả chi phối. Có bốn loại con sinh ra (do luật nhân quả) để báo ân, báo oán, trả nợ và đòi nợ.
Có bốn loại con sinh ra (do luật nhân quả) để báo ân, báo oán, trả nợ và đòi nợ:
– Báo ân: Đời trước nhận được ơn, đời nay sinh vào gia đình để trả ơn. Họ sẽ trở thành con hiếu, cháu hiền, đến để báo ân tình xưa.
Kiếp trước, cha mẹ và con cái đã kết duyên với nhau, cha mẹ vào đời trước đã có ân huệ lớn đối với con cái, con cái nhận được sự giúp đỡ của cha mẹ, kiếp này đến, chuyển sinh vào gia đình bạn để báo ân.
Những đứa con đến báo ân, đời này thường là những đứa con hiếu thuận, biết yêu thương, chăm sóc và quan tâm đến cha mẹ. Chúng thường rất thông minh, ngoan ngoãn và nghe lời ông bà, cha mẹ.
Nếu ai cũng hiểu được đạo lý này, chúng ta sẽ mở lòng hơn với những người xung quanh, gieo thêm nhiều hạt Thiện niệm để kiếp sau sẽ có nhiều phúc báo, kết thêm nhiều thiện duyên.
– Báo oán: Đời trước con bị gây oán, đời nay sinh vào gia đình để báo oán. Thế mới có trường hợp, con cái ngỗ ngược, phá gia chi tử. Đừng vội trách con, hãy trách kiếp trước cha mẹ từng nợ chúng.
Nếu là Duyên đến để báo oán, thì đứa trẻ đầu thai vào gia đình bạn có thể đời trước đã chịu thiệt thòi và ức hiếp. Vào kiếp trước, cha mẹ đã nợ chúng về vật chất hoặc về tinh thần, đời này, chúng chuyển sinh đến để “đòi nợ” cha mẹ chúng.
Những đứa trẻ này chúng thường nghịch ngợm, không nghe lời, tương lai thường ‘phá phách’, làm bại hoại gia phong, bởi chúng đến để báo oán.
Hơn nữa, phẩm chất của cha mẹ đứa trẻ cũng ảnh hưởng đến tính cách, số phận của chúng vào đời này. Cha mẹ đối xử thiện lương, rộng lượng với mọi người xung quanh, chúng cũng sẽ trở nên hòa đồng hơn, ngày càng ngoan ngoãn hơn. Nếu cha mẹ chúng sống ích kỷ, chỉ biết chiếm lợi cho riêng mình, chúng cũng trở nên ngày càng ‘khôn khéo’, chỉ biết sống cho bản thân.
– Trả nợ: Đời trước con mắc nợ, đời nay sinh vào gia đình để trả nợ. Con sẽ nỗ lực làm ăn để nuôi nấng cha mẹ, bao giờ hết nợ, con mới dứt áo ra đi. Đừng vội trách con đối đãi nhiều hay ít, bởi lẽ còn phụ thuộc vào kiếp trước con nợ cha mẹ mức nào.
Loại duyên thứ 4 là đứa con đến để trả nợ. Trong kiếp sống trước, nếu chúng nợ bạn, kiếp này chúng sẽ chuyển sinh vào gia đình của bạn để “trả nợ”. Kiếp này, chúng thường sẽ có một cuộc sống sung túc, khi thành đạt chúng sẽ chăm lo đời sống tốt cho cha mẹ. Số tiền chu cấp bao nhiêu, điều này tùy thuộc vào số tiền chúng đã nợ.
Cổ nhân có câu: “Đức năng thắng số”, mỗi người sinh ra tuy đều có an bài trước cho cuộc đời của mình. Một người có mệnh xấu, nếu có thể thành tâm xám hối những lỗi lầm đã làm trong quá khứ, chăm chỉ tích đức hành thiện, thành tâm hướng về Phật Pháp, thì sẽ có thể thay đổi vận mệnh của chính mình, hướng về phía tương lai tươi sáng.
– Đòi nợ: Đời trước con cho vay nợ, đời nay sinh vào gia đình để đòi nợ. Nợ đã đòi xong, con có thể ra đi.
Cha mẹ vào đời trước từng nợ con cái tiền bạc mà không trả, kiếp này chúng sẽ chuyển sinh đến để ‘đòi nợ’ của bạn.
Nếu ‘khoản nợ’ đó ít, thì đứa trẻ đó tầm 3-4 tuổi sẽ ra đi, vì chúng đã đòi nợ xong, món nợ đó đã “kết toán” xong rồi. Trong khoảng thời gian đó, bạn đã vì chúng mà tiêu hao biết bao nhiêu tiền của, cho dù bạn yêu thương đứa con đó của bạn như thế nào đi chăng nữa, chúng cũng không có cảm tình gì với bạn. Chúng ‘đòi nợ’ xong, thì chúng sẽ ra đi, và tiếp tục chuyển sinh.
Nếu kiếp trước, bạn ‘mắc nợ’ chúng nhiều, chúng có thể đòi nợ bạn đến tận mười mấy, hoặc 20 tuổi, cho đến khi tốt nghiệp Đại học, rồi chúng mới ‘rời đi’.
Bởi vậy, những đứa trẻ kém may mắn, có tuổi đời không được lâu đã rời đi, kì thực cũng có nguyên do.
Cổ nhân có câu: “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, kì thực, mỗi người sinh ra đều có số mệnh của bản thân mình, những người bạn gặp trong đời đều có Duyên với bạn.
Có nhân duyên làm thân bằng quyến thuộc, cần hiểu lý nhân quả để phản tỉnh, lấy ân báo oán
Mỗi người thiếu nợ kẻ khác từ bao đời nay cũng không giống nhau. Có người thiếu quá nhiều nợ, đến đời này trả mãi không hết, nên mới có câu: “Nợ cao như núi”. Đó cũng là núi nghiệp chướng: núi ấy qua vô lượng kiếp ngày càng cao lớn, ngày càng sâu dày.
Vì vậy trong gia đình thân quyến có lúc bất hòa: ví như cha con bất hòa, mẹ con tranh chấp, vợ chồng, anh em oán thán nhau. Song ít người thừa nhận đây là nợ nần, mà ngược lại cảm thấy mình bị thiệt thòi. Kỳ thật, những việc trên xảy ra đều là do trước kia gieo nhân xấu nay gặt phải quả khổ. Bởi vậy mới có câu rằng: “Kẻ biết mệnh trời thì không đứng dưới bước tường nghiêng đổ. Y không trách trời, không đổ lỗi cho người khác. Y biết hạ mình để học hỏi và nâng cao đạo đức để tiến lên”.
Người tu trước tiên phải hiểu lý nhân quả, không nên gieo nhân một cách bừa bãi, mà phải trồng nhân thanh tịnh. Nếu chuyện gì hợp với đạo lý thì tiến tới, không hợp đạo thì lùi lại. Không nên mờ mịt việc thiện ác khiến chúng càng thêm rối rắm; cũng không để chuyện đúng sai lẫn lộn chẳng rành. Một khi mình đã phân biệt được trắng đen, chân giả, thì phải nhân đó mà phản bổn hoàn nguyên, trở về với bản thể thanh tịnh, bản tính Chân như mầu nhiệm.
Đối với bậc làm cha làm mẹ, sinh con ra khó nhọc, nuôi nấng con còn khó nhọc hơn. Làm gì cũng nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con, cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con. Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi!
Bên cạnh đó, những đứa con đến báo hiếu sẽ có một số đặc điểm như:
Cảm xúc ổn định và kiên trì
Sự ổn định về mặt cảm xúc là tài sản cả đời của một người. Những đứa trẻ có cảm xúc ổn định khi gặp khó khăn sẽ ít suy sụp hơn, có thể suy nghĩ một cách bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
Những đứa trẻ có đặc điểm này sẽ không để cha mẹ phải lo lắng quá nhiều về mình, từ đó có thể giảm bớt đi những xung đột ở trong gia đình. Những đứa trẻ có cảm xúc ổn định, tính kiên trì có thể là phần thưởng cho công sức nuôi dạy của cha mẹ hoặc có thể chúng sinh ra đã trong sáng. Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc nhất, tính cách và hành vi của cá nhân không nên được xác định đơn giản bằng lòng hiếu thảo hay bất hiếu.
Nhưng thông thường, những đứa trẻ thể hiện sự ổn định về mặt cảm xúc và sự kiên trì từ khi còn nhỏ vẫn có thể duy trì được những ưu điểm tuyệt vời này khi lớn lên.
Thông minh và lý trí, tâm lý lành mạnh
Một đứa trẻ biết ơn và biết đền đáp sẽ có một thế giới nội tâm phong phú và trí tuệ sâu sắc.
Nhiều người cho rằng chỉ cần một đứa trẻ thông minh là đủ xuất sắc. Nhưng họ không biết rằng sự xuất sắc đích thực là sự trưởng thành về tinh thần. Những đứa trẻ chưa trưởng thành về tinh thần sẽ bỏ cuộc ngay khi gặp khó khăn, thử thách.
Người ta vẫn nói nếu bạn thông minh nhưng không làm việc thì bạn chính là kẻ ngốc nghếch. Một đứa trẻ dù cho có thông minh đến đâu nhưng khả năng thực hiện kém và thích trì hoãn thì mọi việc sẽ là điểm đứt gãy về mặt cảm xúc đối với cha mẹ.
Sự tỉnh táo là khả năng của một người để duy trì tinh thần minh mẫn trong mọi tình huống.
Con cái đến báo đáp lòng tốt của cha mẹ mới có thể hiểu sâu sắc cha mẹ và biết quan tâm đến người khác. Tâm hồn họ tràn đầy thiện chí và tình yêu cuộc sống, họ sẽ không dễ dàng xung đột với bất kỳ ai chứ đừng nói đến việc cố tình chống lại cha mẹ mình.
Lạc quan, vui vẻ và có tình cảm sâu sắc
Trong cuộc đời có hai kiểu trẻ em: một kiểu luôn buồn, còn kiểu kia luôn mỉm cười.
Đối với cha mẹ, không ai muốn nuôi dạy những đứa con có bộ mặt buồn bã, chúng giống như những chiếc bình dễ vỡ hay những quả bom có thể nổ bất cứ lúc nào. Cha mẹ dù có cẩn thận đến đâu cũng chẳng thể nào tránh khỏi việc chạm vào dây thần kinh mỏng manh của con.
Đứa trẻ luôn mỉm cười chính là em bé thiên thần huyền thoại. Kiểu trẻ này dễ hài lòng và biết ơn. Nó không chỉ có tính cách vui vẻ mà còn có tình cảm sâu sắc với những người chăm sóc mình.
Dù môi trường gia đình sẽ ảnh hưởng đến nhan cách của trẻ. Nhưng tích của phần lớn của một người sẽ là bẩm sinh. Những đứa trẻ lạc quan, vui vẻ luôn tin rằng khó khăn chỉ là tạm thời và chỉ cần mặt trời ló dạng thì chúng sẽ lại mỉm cười.
Một đứa trẻ bi quan, u sầu giống như một hố đen nuốt chửng mọi cảm xúc tốt đẹp của người chăm sóc.
Tập trung và đồng cảm
Đồng cảm chính là khả năng hiểu và cảm nhận được cảm xúc của người khác. Những đứa trẻ có sự đồng cảm thường suy nghĩ từ góc độ của cha mẹ, khi có thể suy nghĩ từ vấn đề góc độc của cha mẹ, trẻ sẽ hiểu được kỷ luật của cha mẹ.Là cha mẹ, bạn nên hướng dẫn con xây dựng những giá trị đúng đắn, nhưng nếu con không có sự đồng cảm, chúng sẽ có những cảm xúc nổi loạn từ tận đáy lòng, khiến việc hướng dẫn trở nên rất khó khăn.
Con cái đến trả nợ ân nghĩa từ nhỏ đã biết hợp tác với cha mẹ, còn con cái đến đòi nợ luôn đối đầu với cha mẹ.
Ngoài ra, còn có một số đặc điểm khác khi còn nhỏ như:
Ít khi bị ốm vặt
Một số trẻ em từ nhỏ đã mắc bệnh di truyền từ gia đình, thân thể yếu nhược nhiều bệnh, tâm trạng rầu rĩ không vui. Những đứa trẻ như vậy trông rất tội nghiệp, cha mẹ cũng luôn phải lo lắng và vất vả chăm sóc.
Tuy nhiên, một số trẻ sinh ra có thể trạng rất tốt, sức khỏe tốt, vì vậy cha mẹ đương nhiên khi chăm sóc sẽ nhàn hơn rất nhiều, không khí gia đình cũng trở nên vui vẻ thoải mái.
Hiếm khi khóc
Một số đứa trẻ sau khi chào đời sẽ khóc rất nhiều, bất kể dịp gì mẹ cũng không thể dỗ dành được, khiến mọi người rất lo lắng. Tuy nhiên, một số trẻ ít khi khóc và luôn thể hiện thái độ dễ chịu, cười nhiều, những trẻ như vậy đương nhiên sẽ dễ chăm sóc hơn.
Chia sẻ với mẹ
Trẻ nhỏ chưa có ý thức chia sẻ, nhưng một số bé rất thảo ăn, luôn chia sẻ thứ gì đó ngon cho mẹ trước. Tôi tin rằng người mẹ nào cũng sẽ rất hạnh phúc và xúc động khi gặp một em bé đáng yêu và ấm áp như vậy.
Nghe lời
Mỗi người là một cá thể độc lập, và mỗi người đều có những đặc điểm riêng, chủ yếu nói về tính cách và khí chất của người đó. Ngày từ lúc mới sinh ra, mỗi đứa trẻ đều đã thể hiện ra một tính cách khác biệt. Một số trẻ tự nhiên vui vẻ, tính cách hoạt bát hiếu động. Những đứa trẻ như vậy luôn làm “kiệt sức” cha mẹ, khiến cha mẹ rất đau đầu.
Nhưng ngược lại, một số đứa trẻ ngay từ lúc sinh ra đã ngoan ngoãn, trầm tĩnh, chúng thường yên lặng và vâng lời. Cha mẹ của những đứa trẻ này cảm thấy rất yên tâm, cũng rất thích những đứa con như vậy.
Suy cho cùng, quyết định con đường nhân sinh của một đứa trẻ, tương lai trẻ trưởng thành ra sao, thì việc giáo dục là vô cùng trọng yếu. Một số trẻ em lớn lên trong sự cưng chiều bao bọc của cha mẹ, đương nhiên chúng không hiểu được gian khổ thực sự là như thế nào, rất khó để những đứa trẻ đó tự mình bước đi. Tuy nhiên, một số trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã được tiếp xúc và cọ xát với xã hội, chúng rất tự lập và tự tin. Những đứa trẻ như vậy dễ dàng hòa nhập với xã hội và dễ dàng tự chủ hơn. Vậy nên cha mẹ hãy gạt bỏ đi sự lo lắng của mình, và chọn cách buông tay đúng cách, cho con cái một cơ hội để chúng tự bước đi trên đôi chân của chính mình.