Siêu bão Kong-rey gây lo ngại với mắt bão “khổng lồ”, sắp mạnh cực đại

Siêu bão Kong-rey gây lo ngại với mắt bão “khổng lồ”, sắp mạnh cực đại
Siêu bão Kong-rey gây lo ngại với mắt bão “khổng lồ”, sắp mạnh cực đại

Siêu bão Kong-rey gây lo ngại với mắt bão “khổng lồ”, sắp mạnh cực đạiduong

Bão Kong-rey có mắt bão “khổng lồ” khi cơn bão lớn này tiến gần đến Đài Loan (Trung Quốc).

Báo Người Lao Động ngày 31/10 đưa thông tin với tiêu đề: “Siêu vão Kong-rey gây lo ngại với mắt bão “khổng lồ”, sắp mạnh cực đại” cùng nội dung như sau:

Tạp chí Newsweek dẫn bình luận nhà khí tượng học Noah Bergren của đài truyền hình WOFL ở TP Orlando (bang Florida, Mỹ) về kích thước của mắt bão Kong-rey trên X: “Siêu bão Kong-rey có một trong những mắt bão lớn nhất với một hệ thống nhiệt đới lớn từng quan sát trên Trái đất. Mắt bão Kong-rey lớn vô cùng”.

Chuyên gia khí tượng cấp cao của AccuWeather, ông Alan Reppert, nói với Newsweek rằng việc có mắt bão lớn không nhất thiết tỉ lệ thuận với sức mạnh của cơn bão.

Ông Alan Reppert giải thích: “Điều đó chỉ có nghĩa là gió thổi ra xa tâm bão hơn so với khi mắt bão nhỏ hơn”. Chuyên gia này nói thêm rằng cơn bão hình thành lâu hơn thường có mắt bão rộng hơn so với cơn bão mới xuất hiện.

Tình hình đang diễn biến phức tạp trên quần đảo Batane – Philippines. Ảnh: GMA News

Tính đến chiều 30-10, bão Kong-rey có sức gió mạnh nhất liên tục là 209 km/giờ, theo trang web Zoom Earth. Cơn bão đã yếu đi đôi chút kể từ đêm 29-10, khi Kong-rey được phân loại là siêu bão với sức gió mạnh nhất liên tục là 241 km/giờ, tương đương với bão cấp 4 theo thang bão Mỹ sử dụng.

Tin bão mới nhất của Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) cho biết tình hình đang diễn biến phức tạp trên quần đảo Batane khi bão Kong-rey (tên địa phương là Leon) tiếp tục di chuyển về phía Tây Bắc qua vùng biển cực Bắc Luzon.

Tâm bão Kong-rey ước tính cách đô thị Basco (tỉnh Batanes) 115 km về phía Đông Bắc hoặc cách đô thị Itbayat (tỉnh Batanes) 120 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão duy trì ở mức 195 km/giờ, gió giật lên tới 240 km/giờ và áp suất trung tâm là 920 hPa.

Bão Kong-rey đang di chuyển về phía Tây Bắc với tốc độ 25 km/giờ. Phạm vi gió mạnh cấp bão lan ra xa tới 600 km tính từ tâm bão.

Các nhà dự báo bão của PAGASA dự báo bão Kong-rey sẽ đạt đến cường độ cực đại khi tiến sát tỉnh Batanes nhất trong vòng 3 giờ tiếp theo, nhưng hiện ít có khả năng đổ bộ vào khu vực này.

Theo dự báo, bão Kong-rey sẽ yếu hơn nữa vào thời điểm đổ bộ vào TP Cao Hùng (Đài Loan – Trung Quốc) vào ngày 31-10.

Người dân Đài Loan (Trung Quốc) chuẩn bị tránh bão. Ảnh: CNA

Hầu hết các mô hình máy tính minh họa đường đi của bão đều cho thấy Kong-rey đổ bộ vào bờ biển Đông Nam Đài Loan (Trung Quốc) và cắt ngang hòn đảo.

Các mô hình chỉ ra rằng cơn bão sẽ chuyển hướng về phía Đông Bắc, sau đó rời khỏi Đài Loan (Trung Quốc) hướng ra biển Hoa Đông. Chuyên gia Reppert cảnh báo gió mạnh lên tới 225 km/giờ với tốc độ gió giật mạnh hơn khi tấn công miền Nam Đài Loan (Trung Quốc).

AccuWeather cho rằng cơn bão có thể gây ra “thiệt hại đáng kể về hạ tầng và lở đất” vì lượng mưa lên dự báo tới 914 mm. Cơn bão có thể duy trì cường độ hoặc mạnh lên trước khi đổ bộ vào Đài Loan (Trung Quốc).

Giới chức Đài Loan (Trung Quốc) ra thông báo nghỉ tránh bão trong ngày 31-10. Cơ quan Khí tượng Đài Loan (Trung Quốc) cho biết cơn bão dự kiến đổ bộ vào miền Đông Đài Loan (Trung Quốc) vào khoảng từ chiều đến tối 31-10.

Trên đường di chuyển của siêu bão Kong-rey, miền Đông Trung Quốc và Nhật Bản cũng dự kiến có mưa lớn. PAGASA không loại trừ khả năng bão đổ bộ lần thứ 2 vào Trung Quốc đại lục.

Trước đó, báo Đời sống Pháp luật ngày 30/10 cũng có bài đăng với thông tin: “Cuồng phong Kongrey vừa tăng tốc thành siêu bão: Chuyên gia nêu điểm bất thường”. Nội dung được báo đưa như sau:

Theo tin tức dự báo thời tiết mới nhất trên Reuters, cuồng phong Kongrey ngoài vùng biển Thái Bình Dương đã mạnh lên thành siêu bão vào lúc 8 giờ sáng ngày 30/10.

Trung tâm dự báo bão Tropical Storm Risk cho biết, sau một ngày đạt trang thái cuồng phong từ 29/10, Kongrey sau nhiều giờ di chuyển chậm đã tăng tốc sức mạnh từ cuồng phong thành siêu bão ngày 30/10 với sức gió duy trì vùng gần tâm bão đạt 210 km/giờ, gió giật mạnh 252 km/giờ.

Dữ liệu của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho thấy, tính đến 8 giờ sáng ngày 30/10, áp suất vùng trung tâm của bão Kongrey lên tới 925 hPa; vùng bán kính gió mạnh rộng 220km, bán kính gió vừa kéo dài đến 600km.

Điều đáng nói, theo các trung tâm dự báo khí tượng quốc tế, Kongrey sẽ còn mạnh lên theo từng giờ và duy trì sức mạnh siêu bão trong 24 giờ kể từ khi tăng tốc thành siêu bão. Điều này có nghĩa là từ nay đến 8 giờ sáng 31/10, Kongrey vẫn là một siêu bão.

“Kongrey có thể là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ Đài Loan (Trung Quốc)”

Cơ quan quản lý dịch vụ thiên văn, địa vật lý và khí quyển Philippines (PASAGA) thông tin, Kongrey (còn gọi là Leon tại Philippines) di chuyển chậm theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15 km.

Theo dự báo đường đi của Kongrey, có thể thấy siêu bão này không đổ bộ trực tiếp vào đất liền Philippines nhưng theo PASAGA, bão vẫn gây mưa cực lớn và gió mạnh cho Bắc Luzon (đặc biệt là các khu vực ven biển và vùng cao tiếp xúc với gió).

Cảnh báo gió và mưa lớn ngày 30/10 xảy ra ở các khu vực Bataan, Metro Manila, Calabarzon, Mimaropa, Vùng Bicol và hầu hết quần đảo Visayas. Sang ngày 31/10, gió mạnh và mưa lớn có thể xảy ra tại các khu vực Aurora, Batangas, Quezon, MIMAROPA và Vùng Bicol, PAGASA cảnh báo.

Sau khi gây ảnh hưởng đến miền bắc Philippines, Kongrey có thể giảm sức mạnh một phần – nhưng vẫn là cuồng phong dữ dội – và có thể đổ bộ huyện Đài Đông, Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 31/10.

Cơ quan thời tiết của Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, Kongrey có thể gây tổng lượng mưa cực lớn – lên đến 1188 mm – khi đổ bộ đất liền khu vực này. Hiện, chính quyền địa phương đang gấp rút hỗ trợ người dân sơ tán đến nơi an toàn.

Chuyên gia khí tượng Stan Chang cho biết trên Reuters, rất hiếm khi một cơn bão mạnh đổ bộ trực tiếp vào Đài Loan (Trung Quốc) vào thời điểm cuối năm như thế này.

Lý do cho điều bất thường này là vì môi trường vẫn thuận lợi cho bão, bao gồm nhiệt độ nước biển ấm hơn ở Thái Bình Dương và luồng không khí lạnh từ phía Bắc đến muộn hơn bình thường.