Do bão Trà Mi có hoàn lưu rất rộng, có thể gây mưa ở cách rất xa tâm bão, đồng thời việc phòng chống thiên tai là luôn cần thiết, nên người dân lưu ý thường xuyên theo dõi thông báo của các cơ quan chức năng địa phương trong những ngày tới để có cách ứng phó phù hợp trong trường hợp bão đến gần.
Theo thông tin từ báo Lao Động, theo Cơ quan Quản lý Dịch vụ Khí tượng, Địa vật lý và Thiên văn Philippines (PAGASA), tính đến 5h ngày 22/10 (giờ địa phương), vị trí tâm bão Kristine (tên địa phương tại Philippines) nằm ở 13,2 độ Vĩ Bắc, 127,8 độ Kinh Đông, cách Virac, Catanduanes khoảng 390 km về phía Đông.
Bão di chuyển về phía Tây với tốc độ 15 km/h, sức gió mạnh nhất duy trì gần tâm bão là 65 km/h và giật lên tới 80 km/h.
PAGASA dự báo cơn bão nhiệt đới có thể đổ bộ vào Isabela của Philippines vào ngày mai 23/10. Bão có khả năng đạt cấp độ bão nhiệt đới mạnh vào 23/10 và tiếp tục tăng lên cấp cuồng phong vào 25/10.
Cơn bão có tên quốc tế là Trami, tên tiếng Việt được đề xuất là Trà Mi. Khi di chuyển vào Biển Đông, bão Trà Mi được dự báo sẽ trở thành cơn bão số 6 trong mùa bão 2024 của Việt Nam.
Bão Kristine nhiều khả năng sẽ mạnh thành siêu bão – Ảnh: Báo Lao Động
Theo thông tin từ báo Tiền Phong, hiện tại, tất cả các mô hình của JTWC, PAGASA, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) và các mô hình của châu Âu đều dự báo bão Trami sẽ đi vào Biển Đông ngày 24 – 25/10. Như vậy, có thể nói đây là khả năng rất cao, gần như chắc chắn. Trong trường hợp đó, bão Trami sẽ trở thành cơn bão số 6.
Đáng chú ý, sau khi vào Biển Đông, bão Trami diễn biến rất phức tạp. JTWC nhận định, bão yếu đi một chút khi băng qua Philippines, nhưng rồi gặp điều kiện thuận lợi ở Biển Đông và sẽ lại mạnh lên, đạt sức gió 100 km/h.
Các mô hình có sự khác biệt về đường đi dự báo của bão Trami ở Biển Đông. Phần lớn cho rằng bão sẽ đi chủ yếu theo hướng Tây, về phía miền Trung nước ta hoặc hơi lệch lên gần miền Bắc. Riêng mô hình của Trung tâm Dự báo Thời tiết hạn vừa châu Âu (ECMWF) nhận định bão đi ngược lên phía đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Do bão Trami có hoàn lưu rất rộng, có thể gây mưa ở cách rất xa tâm bão, đồng thời việc phòng chống thiên tai là luôn cần thiết, nên người dân lưu ý thường xuyên theo dõi thông báo của các cơ quan chức năng địa phương trong những ngày tới để có cách ứng phó phù hợp trong trường hợp bão đến gần.
Nguồn : https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tu-ngay-mai-bao-tra-mi-tang-cap-lien-tuc-co-the-manh-len-thanh-cuong-phong-anh-huong-truc-tiep-at-lien-viet-nam-705258.html